Tuesday, May 17, 2016

Ăn gì và ăn như thế nào để khỏe mạnh?

Chúng ta tất thảy đều mong muốn được khỏe mạnh. Và để khỏe mạnh thì việc có một chế độ ăn uống hợp lý là một trong những điều tiên quyết. Thế nhưng ăn những cái gì, ăn như thế nào cho hợp lý thì không phải ai cũng rõ rành.
Tiện hôm trước nhớ ra một bài viết rất hay của Dượng Tony trên page Tony Buổi Sáng (https://www.facebook.com/TonyBuoiSang) , có tên là "Bí mật của gương mặt thanh tú", Giỏ Xanh xin mạn phép chia sẻ lên đây cho mọi người cùng tham khảo ạ.

"Bí mật của gương mặt thanh tú
Tony chỉ ăn thịt 1-2 lần/tuần, còn lại chủ yếu ăn cá và nấm nên gương mặt thanh thoát lạ kỳ, 50 tuổi rồi vẫn “tầm cao 1m80, cân nặng 70kg, thân hình hoàn toàn bình thường”, lúc nào cũng “rất hân hạnh được phục vụ quý khách”- (giống xe đẩy đi cân dạo).
Các hoàng đế xưa nay ở mọi quốc gia đều ước mơ cháy bỏng là “bất tử”, “trường thọ” tuy nhiên đều chết sớm vì bệnh tật, dù quan thái y cho ăn toàn cao lương mỹ vị. Nên những quan niệm cũ về đồ ăn bổ dưỡng cần phải xem lại dưới góc độ khoa học hiện đại.
Heo-thì phút (heathy foods) tức các loại thực phẩm giúp chúng ta khỏe mạnh.
Các nhóm thức ăn chính là tinh bột, đạm, chất béo, rau củ quả cung cấp chất xơ và vitamin. Chất mắc tiền nhất trong các loại trên là đạm. Cũng là nguồn bệnh tật nhiều nhất. Đạm càng ít chân càng tốt cho cơ thể.
1. Đạm không chân: đậu các loại (xanh, đỏ, phộng, đen, nành…), tàu hũ, đậu phụ, tào phớ. Cá, lươn, trứng, tảo, sữa, phô mai…đều là đạm không chân. Ăn cái này tốt nhất. Nên 3-4 ngày/tuần.
2. Đạm một chân: rong biển, nấm các loại: tốt nhì. Nên ăn 1-2 ngày/tuần
3. Đạm 2 chân: gà, vịt, ngan…: đạm này nên ăn 1 ngày/tuần
4. Đạm 4 chân: heo, bò, dê: nên ăn 1 LẦN/tuần vì khó tiêu.
5. Đạm nhiều chân: cua, tôm: nên ăn 1-2 lần/tháng vì khó tiêu.
=> Nếu tuân theo biểu đồ này, sẽ không bị bệnh Gút, gương mặt sẽ thanh tú, dáng vóc sẽ đẹp đẽ sang trọng, bụng không béo trông xấu xí, mệt mỏi. Mặt đỏ gay gắt, nọng dưới cằm xệ ra, da căng bóng đầy mỡ, nhìn dâm đãng, ham ăn ngủ x-y hơn lao động học tập…là do có chế độ ăn ngược lại với biểu đồ trên, thịt suốt ngày thì nó sẽ gương mặt đầy xôi thịt. Đây là quan niệm của người Ý, người Nhật. Họ thích ăn cá, rong biển nên thọ, sống miết, gương mặt ai cũng nho nhỏ xinh xinh. Ngày xưa, cả thế giới đều chìm vào trong đói kém. Nên miếng ăn nó quan trọng với nhiều dân tộc. Tuy nhiên, khi kinh tế khá rồi, thì tư tưởng phải khá theo. Phải từ bỏ những cái cũ lạc hậu.


Cây cỏ có 3 nhóm là cây cảnh, cây hoang dã và cây trồng đại trà (dùng hạt giống và kỹ thuật để trồng quy mô lớn). Chỉ ăn cái thứ 3. Đừng có mấy chậu hoa trồng cho đẹp nhà cửa đường phố xóm làng cũng nhổ lên ăn. Mấy cây trong rừng trồng để có oxy cũng chặt, phải để nó sống để tạo oxy cho mình thở và cân bằng sinh thái, con cháu mình có chỗ sống bền vững.
Thú vật cũng 3 nhóm. Thú cưng làm kiểng trong nhà như chó mèo khỉ, thường đặt cho nó cái tên. Thú hoang dã như rắn rùa hổ báo voi trên rừng, tự sinh tự diệt. Đừng bắt ăn thịt con này, đánh bẫy con kia, khiến tự nhiên bị mất một mắc xích trong chuỗi thức ăn, dẫn đến tuyệt diệt cả 1 chủng loại. Và thú nuôi dưới dạng nông trại, như gà, bò, heo…là nguồn thực phẩm, mình bơm tinh ấp trứng, muốn cho sinh sản cỡ nào cũng được. Cũng chỉ được ăn cái thứ 3. Nếu ba ba, cá sấu, le le… bắt tự nhiên thì không ăn, phải bảo tồn. Nhưng nếu họ nuôi thành nông trại thì Ok.
Cách chế biến của người châu Á cũng có vấn đề. Vì khi giết thịt, người châu Á hay cắt tiết, cho máu chảy từ từ rồi con vật chết vì mất máu, vì chúng ta ăn luôn cái máu đó dưới dạng “huyết”, nghĩ là bổ dưỡng. Việc gây đau đớn 1 con vật như vậy, bên Tây nó có “súc quyền” tức quyền gia súc, không được hành hạ động vật, vì nó cũng có thần kinh, cũng đau đớn khi bị đánh. Nhưng mình nhìn ở góc độ khoa học, thường thì khi đau đớn kéo dài, con vật sẽ tiết ra chất độc để thần kinh nó dịu hơn. IQ thấp lè tè như gà, heo, bò…khi mình làm thịt đồng loại của nó, nó vẫn nhởn nhơ ăn thóc, gặm cỏ, nhưng nó vẫn biết đau khi mình giết. Còn động vật bậc cao hơn như khỉ, mèo, chó, rắn…nó sợ hãi đến cùng cực nếu thấy đồng loại bị giết. Khi sự sợ hãi đến cùng cực đó, cơ thể nó lại tiết ra nhiều chất độc để trấn an. Nên khi mình ăn vào, không tốt cho sức khỏe. Tp Ngọc Lâm tỉnh Quảng Tây Trung Quốc là nơi tiêu thụ chó mèo khỉ rắn lớn nhất thế giới, tuổi thọ trung bình của dân cư ở đây chỉ 2/3 so với dân các vùng khác của Trung Quốc, kể cả vùng khắc khổ như Cam Túc, Thanh Hải…dân vẫn sống thọ hơn. Tony có anh bạn thân ở đây tên Zhu, anh Zhu chẳng ăn gì ngoài động vật hoang dã vì anh có tiền. Rắn thì cứ phải cắt tiết để anh nuốt tim, húp máu sống trộn với rượu, mật gấu luôn có trong tủ lạnh, sâm cầm anh ăn ngày 1 cặp, thịt hổ thì tháng 1 lần, con gì anh cũng bắt ngâm rượu…nên nhà anh trên tường nhung nhúc đầu voi sừng trâu, hầm rượu toàn ngâm bào thai hổ, rắn rết chim muông chứ hẻm phải hầm rượu vang sang trọng quý phái như nhà Tony. Anh Zhu do 1 lần ăn tiết canh con lợn mường nào đó, con sán thoát ra thành ruột, chui lên não. Anh qua tận Mỹ để mổ nhưng cũng không được, cứ mổ là nó trốn mất. Anh mài sừng tê giác uống miết mà bệnh càng nặng hơn, rồi cách đây mấy tháng, anh ấy đã “sự quang” (sự quang là tử vong, tự nhiên tới đoạn này cái chêm tiếng Tàu vô cho người ta biết mình rành nhiều sinh ngữ). Hoá ra, người Nam Phi bơm chất độc vô sừng tê giác để chống săn trộm, mà người châu Á không biết nên uống vô tưởng bổ, ai dè đang bơi bỗng dưng lật bụng trắng xoá.
Trứng vịt/gà rất tốt cho cơ thể, nhưng phải là trứng tươi. Trứng lộn hoàn toàn không mát như nhiều người nghĩ. Con vịt con trong trứng khi mình luộc lên, nước sẽ nóng từ từ, con vịt con bên trong tưởng là trái đất biến đổi khí hậu, nên ráng thích nghi. Thích nghi 1 hồi thì hóa ra là bị luộc, nước sôi lên trăm độ. Con vịt con bên trong chết, nhưng đạm của nó không tốt nữa, vì đã bị biến hóa theo hướng đạm xấu. Kiểu con giun xéo lắm cũng oằn, cứ lấy cái đũa xéo nó miết thì nó cũng oằn người lên 1 cái rồi mới chết.
Cho nên các loại tiết canh, huyết tương, bào thai các loại như hà nàm rắn, trứng lộn, sừng tê giác, hổ báo, thịt chó mèo khỉ vượn, chim muông hoang dã…không tốt chút nào. Rượu ngâm động vật mình cũng từ chối nhé, chỉ rượu hoa quả thì uống vài ba ly, nói xin lỗi, tôi chỉ dùng heo-thì phút (healthy foods). Ai ép mình, giận mình kệ họ chứ, health là của mình, mình phải giữ.
Người Tàu cũng có món gà đi bộ. Con gà sẽ bị cột chặt đặt trên cái chảo nóng, dưới này đốt lửa. Nó thấy nóng, co 1 chân lên. Rồi thả chân này lên chân kia xuống, cứ thế co lên thả xuống cả trăm lần đến khi ngã gục. Người ta cắt cặp chân đó, hầm thuốc bắc, nói bổ dưỡng, tức gà đi bộ. Nhưng ăn xong chả thấy bổ dưỡng đâu, chỉ thấy ngày càng ốm yếu. Người Hàn thì bắt con bạch tuộc sống chấm sốt rồi bỏ vào miệng, con bạch tuộc sẽ bám vào thành cổ, tạo cảm giác thú vị cho người ưa cảm giác mạnh, với điều kiện là răng phải chắc khỏe, nhai nuốt phải thật nhanh. Tony có anh bạn tên Kim, một lần anh ăn bạch tuộc sống ở một nhà hàng Seoul, tốc độ nuốt không bằng khả năng bám dính của con bạch tuộc, anh Kim bị ngạt thở và cũng đã “sự quang”.
Bộ đồ lòng của gà vịt heo…mình cũng không nên ăn nhiều. Vì các loại thực phẩm này đều nuôi dưới dạng nông trại, cho ăn thức ăn tổng hợp, trong đó có nhiều kim loại nặng vẫn còn tồn trữ trong các nội tạng. Nên bộ lòng không còn sạch sẽ và ngon lành như xưa. Chúng ta cũng có thể ăn, nhưng ít lại. Còn tiết canh thì tuyệt đối không, thế giới hiện đại bây giờ sản sinh nhiều loại chủng virus mới, chưa kể sán lãi các loại trong máu động vật sống, ăn vào chỉ gây hại chứ không có “mát bổ” như người ta vẫn tưởng.
Trong khi đó, hoa quả lại là 1 sự bổ dưỡng đến kỳ diệu của thiên nhiên. Cây xanh nó hay lắm, nó bọc quanh “hạt” tức mầm sống thế hệ sau một lớp thịt quả rất thơm ngon. Trong tự nhiên, khi quả chín rớt xuống, lớp thịt ngọt ngào bọc quanh hạt sẽ là dinh dưỡng cho hạt nẩy mầm, sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu. Đu đủ, bí đỏ, cà chua, dưa hấu, na…đều có lớp thịt thơm ngon bọc quanh hạt là vì vậy. Mình nên tập trung ăn cái này, lấy hạt ra, gieo xuống, giờ có phân bón rồi nên không lo hạt thiếu dinh dưỡng để nẩy mầm vươn lên.
Vậy nhé, chúng ta cùng nhau ăn healthy food, đạm ít chân, rau xanh, hoa quả…. Cố gắng ăn uống lành mạnh, ăn để sống tốt đời đẹp đạo, chứ hẻm phải sống để ăn-cái gì cũng há mồm ra. Mình cũng phải tập thể dục thể thao thường xuyên để máu hồng chảy lên mặt, da dẻ sẽ hồng hào tự nhiên.
Tới tiệc tùng, hay bạn rủ đi ăn, nói mình dạo này chỉ ăn heo thì phút thôi, gụ bia chỉ 1 ly 1 cốc, nói người dạo này có nguy cơ bị một số bệnh nan y nên mong anh đừng ép. Em không muốn sự quang…"

Saturday, May 14, 2016

Người gan nhiễm mỡ không cần phải uống thuốc tây khi đọc được bài này

Gan nhiễm mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan nho nhiều nguyên nhân gây ra như bênh béo phì, tăng mỡ máu, nghiện rượu,...
Bệnh gan nhiễm mỡ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng gây nguy hiểm như lượng cholestero tăng cao trong máu, huyết áp tăng cao, béo phì, tiểu đường, viêm gan siêu vi, sụt cân và nhiều biểu hiện khác nhau.

Gan nhiễm mỡ.
Người bị bệnh gan nhiễm mỡ có thể tham khảo một số cách chữa bệnh từ thiên nhiên giúp cho cơ thể có sức đề kháng và giúp ngăn ngừa, loại bỏ loại bệnh gan nhiễm mỡ một cách kỳ diệu

  • Giấm táo
Giấm táo loại bỏ chất béo tích tụ trong và xung quanh gan, tăng cường chức năng gan và giảm tình trạng viêm gan.
Nguyên liệu cần có:
– 1 muỗng canh giấm táo.
– 1 cốc nước ấm.
– Mật ong (có thể nếu thích).
Giấm táo trị gan nhiễm mỡ.
Thực hiện
Trộn đều các nguyên liệu với nhau và uống ngay sau đó. Uống mỗi ngày 2 lần, uống trước bữa ăn khoảng 20 phút để phát huy hiệu quả
Phương pháp này thích hợp cho những người bị bệnh đau dạ dày, kiên trì dùng từ hai tháng trở lên để có kết quả

  • Quả chanh
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hợp chất naringenin có trong chanh giúp làm giảm tình trạng viêm gan. Hàm lượng vitamin C, chất chống oxy hóa dồi dào giúp enzym gan sản xuất glutathione, chất trung hòa độc tố, giải độc gan.
Các bước thực hiện
Vắt một nửa quả chanh lấy nước cốt trong một ly nước, uống 2 hoặc 3 lần một ngày trong vài tuần.
Cách này không nên thực hiện với người bị đau dạ dày.

Trị gan nhiễm mỡ bằng nước cốt chanh.

  • Tinh bột nghệ
Trong tinh bột nghệ chứa hơn 300 chất chống oxy hóa không chi ngăn ngừa, điều trị gan nhiễm mỡ, phòng ung thư rất hiệu quả.
Cách dùng
Trộn ¼ thìa cà phê bột nghệ vào trong cốc nước đun sôi để nguội, ngày uống 2 lần, thực hiện liên tục trong vài tuần.
Ngoài ra bạn có thể trộn tinh bột nghệ với sữa, đường, mật ong để dễ uống hơn.

Cốc nước nghệ giải độc và trị gan nhiễm mỡ.

  • Bột cam thảo
Theo tạp chí Phytotherapy Research năm 2012, chiết xuất rễ cam thảo giúp giảm hoạt động của các enzym transaminase gọi là ALT và AST trong gan nhiễm mỡ, loại chất này còn ngăn ngừa tổn thương gan do các kim loại nặng và các chất độc gây ra.
Thực hiện
Trộn 1 muỗng bột cam thảo cùng với 2 muỗng cà phê mật ong, uống hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần. Uống liên tục trong vòng mấy tuần liền để thấy hiệu quả rõ rệt.
Cam thảo đất trị gan nhiễm mỡ.
Hy vọng với những gợi ý trên đây, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể có cách chữa trị và hồi phục chức năng gan nhanh chóng nhất.

Thursday, May 12, 2016

' Điều hòa" không cần điện? Một sáng chế tuyệt vời, ít tốn kém và thân thiện với môi trường.


Vừa qua, các tình nguyện viên của doanh nghiệp xã hội Grameen Intel đã cùng team của công ty quảng cáo Grey Dhaka cho ra đời sáng chế cực kì mới mẻ và thân thiện với môi trường - chiếc điều hòa Eco - Cooler - thiết bị làm mát không khí đầu tiên trên thế giới không cần sử dụng điện năng.
Sáng chế này được xuất phát từ mong muốn có thể giúp những người dân nghèo ở Bangladesh chống chịu được với cái nắng hè oi bức, ngột ngạt. Thống kê cho thấy, hơn 70% người dân Bangladesh phải sống trong những ngôi nhà bằng tôn, nhất là ở khu vực nông thôn. Trong những tháng hè, nhiệt độ ở đây có thể đạt tới ngưỡng 45 độ C, khiến cuộc sống trong của người dân vô cùng khó khăn. 
Để tạo ra Eco - Cooler, nhóm thực hiện đã gom những vỏ chai nhựa đã qua sử dụng, cắt làm đôi và gắn vào một tấm bìa, đặt vừa khít với khung cửa sổ của các ngôi nhà. 
Khi luồng không khí nóng đi vào thân chai sẽ bị cổ chai nén lại, làm mát trước khi phả vào bên trong ngôi nhà. Tùy thuộc vào hướng gió và áp suất luồng không khí, Eco-Cooler có thể khiến nhiệt độ bên trong những căn nhà bằng tôn giảm tới 5 độ C.
Theo Phó giám đốc điều hành công ty Grameeen Intel, Abdullah Al Mamun: “Phần lớn nhà cửa tại Bangladesh đều sử dụng vật liệu tôn, và thiết bị Eco-Cooler của chúng tôi có khả năng giúp đỡ hàng triệu người dân nơi đây. Chúng tôi thực sự hy vọng nỗ lực tình nguyện này sẽ đem lại sự khác biệt trong cuộc sống của họ”.
Syed Gousul Alam Shaon, phụ trách bộ phận sáng tạo và quản lý đối tác của Grey Dhaka cũng chia sẻ: “Sau các cuộc thử nghiệm đầu tiên, bản thiết kế sáng chế Eco-Cooler đã được đăng tải lên mạng để mọi người có thể tải về miễn phí. Vật liệu để làm nên thiết bị làm mát không khí này luôn sẵn có, do đó có thể nói rằng Eco-Cooler là giải pháp ít tốn kém và thân thiện với môi trường”.
Với sự giúp đỡ từ phía nhân viên Grameen Intel, những chiếc “điều hòa” đầu tiên đã được lắp đặt tại các ngôi làng trên khắp mọi miền Bangladesh.
Dưới đây là clip về sáng chế đầy ý nghĩa này:

Tuesday, May 10, 2016

Non-GMO là gì? Tác hại của thực phẩm biến đổi gen. Giải pháp phòng tránh.

Non-GMO là gì?

Trước hết ta cần biết về GMO. GMO, viết tắt của Genetically Modified Organisms, có nghĩa là sinh vật biến đổi gen, là những sinh vật mới được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật chỉnh sửa / kỹ thuật di truyền. Nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy, các loại thực phẩm biến đổi gen có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái. Vì thế, hiện nay, nhiều người ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới đang đòi hỏi thực phẩm "không biến đổi gen" - Non GMO.

Thực phẩm biến đổi gen

Trong kỹ thuật biến đổi gen, người ta sẽ loại tách lấy một hoặc nhiều gen từ ADN của sinh vật khác, chẳng hạn như vi khuẩn, virus, động vật hoặc thực vật và sau đó "tái hợp" chúng vào ADN của cây/con mà họ muốn thay đổi . Bằng cách thêm các gen mới, kỹ sư di truyền hy vọng thực phẩm sẽ thể hiện các đặc điểm liên quan đến gen. Ví dụ, các kỹ sư di truyền đã được chuyển gen từ một loại vi khuẩn được gọi là vi khuẩn Bacillus thuringiensis hoặc Bt vào DNA của ngô. Gen Bt thể hiện một loại protein tiêu diệt côn trùng, và chuyển gen này lên ngô sẽ cho phép ngô có thể tự sản xuất "thuốc trừ sâu" của riêng mình, có khả năng tự chống lại sự phá hoại của côn trùng.
Một trong những vấn đề chính với kỹ thuật di truyền là quá trình đưa các gen vào ADN của một sinh vật là ngẫu nhiên, trong khi đó người ta chưa tính đến tác động của việc loại bỏ các đoạn ADN cũ đi để nhường chỗ cho các ADN mới ghép vào (nói vắn tắt là việc thay đổi cấu trúc của bộ gen cũ) sẽ có tác động như thế nào? Và thực tế cho thấy rằng, việc làm này có thể phá vỡ chức năng của các gen khác và tạo ra các protein mới lạ, chưa bao giờ xuất hiện trong ngành công nghệ thực phẩm và có thể tạo ra các chất độc, chất gây dị ứng trong thực phẩm.
Những người ủng hộ sửa đổi di truyền nói rằng công nghệ này chỉ đơn giản là một phần mở rộng của nhân giống cây trồng truyền thống. Thực tế thì hai kỹ thuật di truyền này là hoàn toàn khác nhau. Nếu như nhân giống cây trồng truyền thống làm việc với các nhà máy của cùng một loài hoặc các loài gần giống nhau, có liên quan với nhau để tạo ra giống cây trồng mới thì công nghệ biến đổi gen lại phá vỡ rào cản di truyền tự nhiên bằng cách cho phép chuyển gen từ vi khuẩn, virus, và thậm chí cả động vật sang cây trồng - những loài hoàn toàn khác xa nhau, vì thế điều này có thể dẫn tới các hậu quả không lường trước được.
Biến đổi gen được dựa trên một lý thuyết gọi là thuyết trung tâm, trong đó khẳng định rằng một gen sẽ thể hiện một protein. Tuy nhiên, các nhà khoa học Viện Quốc gia Hoa Kỳ Human Genome Research phát hiện ra rằng điều này là không đúng sự thật, rằng các gen hoạt động trong một mạng lưới phức tạp mà chúng ta chưa được hiểu đầy đủ. Phát hiện này sẽ làm suy yếu toàn bộ cơ sở cho kỹ thuật di truyền.

Những thực phẩm có giống biến đổi gen được phê duyệt để trồng phổ biến trên thị trường:

  • Ngô
  • Đậu nành
  • Bông cotton
  • Cà chua
  • Canola
  • Củ cải đường
  • Cây linh thảo
  • Đu đủ
  • Bí ngồi
  • Đậu bắp
  • Khoai tây
  • Lúa mì
  • Gạo

Sự nguy hại của thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe

Dưới đây là một vài phát hiện tài liệu cho thấy nguy cơ sức khỏe từ thực phẩm biến đổi gen.
GM cây trồng rủi ro và nguy cơ thực phẩm biến đổi gen

  • Ngô GM và thuốc diệt cỏ Roundup có thể gây ra các khối u và tổn thương cơ quan

    Thường các công ty nghiên cứu GMO chủ yếu bỏ tiền để tạo ra giống chịu thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ. Điển hình có giống ngô NK603 của Monsanto. Đây là giống bắp chịu được thuốc diệt cỏ Roundup, như vậy khi xịt thuốc Roundup lên bắp GMO này, bắp vẫn không chết. Tuy nhiên thuốc Roundup vẫn dính trên bắp chứ không bay đi đâu cả, ăn bắp này cũng đồng nghĩa với việc ăn Roundup vô người.
    Vì thế mà một nhóm nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu trên chuột. Chuột được nuôi bằng giống ngô NK603 của Monsanto và 1 lượng rất nhỏ thuốc xịt Roundup (tương đương bằng lượng dư của Roundup dính lại trên bắp), trong thời gian khoảng 2 năm. Và những con chuột này sau một thời gian đã được phát hiện các bệnh lý liên quan đến gan, tổn thương thận, rối loạn chức năng tuyến yên và sự phá vỡ nội tiết tố. Phát hiện bổ sung bao gồm tỷ lệ gia tăng của khối u lớn và tử vong sớm. Nghiên cứu này đã được xuất bản lần đầu trên tạp chí Thực phẩm và hóa chất độc nhưng sau đó đã được rút lại do áp lực của các nhà khoa học cũng như các nhóm-GMO pro. Tuy nhiên, sau đó nó được tái bản trong Khoa học Môi trường châu Âu .
  • Lợn ăn ngô và đậu nành biến đổi gen bị viêm dạ dày và tử cung nặng hơn

    Một nghiên cứu cho thấy rằng lợn ăn ngô và đậu nành GM trên 22,7 tuần bị viêm dạ dày nặng hơn so với lợn được cho ăn chế độ ăn uống không biến đổi gen.  Lợn cái ăn thức ăn biến đổi gen có tỉ lệ viêm tử cung cao hơn 25% so với lợn cái không ăn thức ăn biến đổi gen. Đây là một chỉ số đáng lo ngại, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu và điều tra kĩ lưỡng.
  • Ngô biến đổi gen gây biến đổi sinh hóa máu, nội tạng bị hư hại, và gây ảnh hưởng tiềm năng về khả năng sinh sản nam

    Chuột khi được cho ăn giống ngô GM Bt MON810 ( giống ngô được cấy ghép gen Bt tiêu diệt côn trùng) trong vòng 45 đến 91 ngày cho thấy sự khác biệt trong các cơ quan nội tạng, trọng lượng cơ thể và hóa sinh máu so với những con chuột được cho ăn các loại thức ăn không biến đổi gen ( các điều kiện sống khác là hoàn toàn giống nhau).
  • Khoai tây biến đổi gen gây gây tổn hại ruột trên chuột

    Người ta phát hiện ra những bất thường trong tế bào và cấu trúc của ruột non của những con chuột được cho ăn khoai tây biến đổi gen Bt. Trong khi đó những con chuột được cho ăn khoai tây không biến đổi gen và có chứa một lượng Bt tự nhiên cho thấy không có sự bất thường như trên.Thử nghiệm này cho thấy độc tố Bt không được loại bỏ hoàn toàn ở người qua đường tiêu hóa như các cá nhân, tổ chức ủng hộ GMO đã tuyên bố.
  • Độc tố trong ngô biến đổi gen được tìm thấy trong máu của phụ nữ mang thai

    Một nghiên cứu tiến hành ở Canada đã phát hiện ra protein trừ sâu Cry1Ab trong máu của những phụ nữ có thai và bào thai, chứng tỏ nó có thể truyền sang thế hệ sau. Chất độc Cry1Ab được phát hiện ở 94% mẫu máu của các bà mẹ, 80% mẫu máu của các bào thai và ở 69% mẫu máu kiểm tra của những phụ nữ không mang thai. Những nghiên cứu trước đó cũng tìm thấy lượng nhỏ độc tố Cry1Ab trong dạ dày - ruột của động vật ăn bắp biến đổi gien Bt. Điều này dấy lên quan ngại rằng độc tố có thể không được loại bỏ hoàn toàn ở người và sử dụng thịt nhiễm độc tố có thể tiềm ẩn rủi ro cao.

Nguy hại môi trường của cây trồng biến đổi gen

mối nguy hiểm môi trường của các loại thực phẩm gm và cây trồng
  • Cây trồng GM tăng việc sử dụng thuốc trừ sâu

    Theo một nghiên cứu được công bố bởi giáo sư Charles Benbrook, Washington State University, việc trồng các giống cây GM đã làm gia tăng chi tiêu cho việc sử dụng thuốc trừ sâu lên khoảng 404 triệu bảng Anh từ năm 1996 đến năm 2011.
  • Cây trồng biến đổi gen tạo ra "superweeds" (siêu cỏ dại)

    Việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc diệt cỏ glyphosate được dùng cho ngô, đậu tương, cải dầu và bông biến đổi gen đã làm sinh ra các loại cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ, làm xâm lấn khoảng 60 triệu hecta đất nông nghiệp trên khắp nước Mỹ.
  • Ngô GM gây hại cho côn trùng thủy sinh

Một nghiên cứu công bố năm 2007 bởi giáo sư chuyên về khoa học môi trường của Đại học        Indiana cho thấy rằng ngô GM làm tăng tỷ lệ tử vong và giảm tăng trưởng ở côn trùng cánh lông, côn trùng thủy sinh - các loại côn trùng này chính là một nguồn thức ăn cho sinh vật bậc cao như cá và động vật lưỡng cư.
  • GMO gây ô nhiễm giống cây trồng hữu cơ và các giống thuần chủng, không biến đổi gen, đồng thời gây ra những khó khăn cho người nông dân

    Cây trồng biến đổi gen phát tán và nhiễm tạp, gây ô nhiễm cho cây trồng hữu cơ cũng như các loại cây không biến đổi gen, từ đó làm gia tăng chi phí và tạo nhiều khó khăn cho người nông dân. Các nguy cơ và tác động của ô nhiễm GMO đã tạo nên gánh nặng cũng như sự bất bình đẳng cho những người nông dân làm nông nghiệp hữu cơ. Giờ đây họ phải lao động nhiều hơn, tiêu tốn nhiều thời gian làm việc hơn và gánh chịu sự bất ổn về mặt tài chính.

Làm thế nào để Tránh thực phẩm biến đổi gen

Dự án không biến đổi gen biểu tượng xác minh để tránh các loại thực phẩm biến đổi gen
  1. Tránh các loại thực phẩm có chứa các thành phần từ ngô, đậu nành, hạt cải, củ cải đường, và bông.
    Hơn 70% thực phẩm chế biến được tìm thấy trong các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng có chứa các thành phần có nguồn gốc từ ngô GE, đậu tương, cải dầu và bông. Ngoài ra, một nửa đường được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm từ củ cải đường GM.
  1. Tìm các sản phẩm được xác nhận dự án không biến đổi gen:  Các dự án không biến đổi gen cung cấp nhiều sản phẩm thực phẩm mà trong đó, các loại thưc phẩm này đã phải trải qua một chương trình kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm GMO, cũng như bảo đảm tốt nhất cho bạn rằng, chúng là những thực phẩm không biến đổi gen. Để biết thêm thông tin, bạn có thể ghé thăm  www.nongmoproject.org .
  1. Ăn hữu cơ. Tiêu dùng thực phẩm hữu cơ giúp bạn tránh được các rủi ro của kỹ thuật di truyền bởi vì các chất GM đều bị cấm trong sản xuất hữu cơ.
  1. Mua thực phẩm trồng tại địa phương.
    Các loại trái cây tươi và rau quả sản xuất tại địa phương cũng là một giải pháp hay để tránh thực phẩm biến đổi gen. Bằng việc mua các thực phẩm này, bạn cũng đã đóng góp một phần, giúp hỗ trợ nông dân địa phương. Hoặc bạn có thể tham gia chương trình cộng đồng hỗ trợ nông nghiệp (CSA), theo chương trình này, bạn sẽ phải trả một khoản phí thành viên cho một nông dân địa phương và bạn sẽ có quyền lợi được nhận sản phẩm hữu cơ tươi trong suốt mùa sinh trưởng.
  1. Tự trồng vườn. Làm vườn là một sở thích tuyệt vời, nuôi dưỡng cho cơ thể, tâm trí, và bảo vệ môi trường. Bạn cũng có thể tham gia vào các dự án nông nghiệp đô thị - một mô hình làm nông nghiệp đã và đang được nhân rộng ở rất nhiều nơi.



    Monday, May 9, 2016

    5 loại "SIÊU THỰC PHẨM" tiêu biểu

    1. RAU CHÙM NGÂY- CÂY VẠN NĂNG
    Tiện bắt gặp cụm từ "siêu thực phẩm", Giỏ Xanh lại nhớ ra 1 list các loại rau củ quả tươi ngon, bổ dưỡng, được ví như "siêu thực phẩm" mà không phải ai cũng biết.
    Giỏ Xanh xin mạn phép chia sẻ lên đây, hi vọng sẽ hữu ích cho các mẹ ạ.

    Trước hết, Giỏ Xanh xin giải thích một chút về "siêu thực phẩm": "Siêu thực phẩm" (superfood) là các thực phẩm chứa hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất và các hoạt chất sinh học từ thực vật, cao hơn rất nhiều lần so với các loại thực phẩm thông thường.

    Đầu danh sách rau củ có thể ví như "siêu thực phẩm" này, giỏ xanh muốn chia sẻ về RAU CHÙM NGÂY.
    Nhiều bạn vẫn ngạc nhiên, vẫn "ô", "a", "cái gì ạ" khi nghe Giỏ Xanh nói về chùm ngây. Tại sao một loại rau thần thánh như thế này mà các bạn lại không biết nhỉ? Thật là phí phạm quá đi mà ^^!!!!
    Này nhé:
    ✔ Chùm ngây xuất xứ từ Nam Á, được trồng nhiều ở châu Á và châu Phi, rất phổ biến ở Ấn Độ. Trong tiếng Anh, cây chùm ngây còn nhiều tên gọi khác nhau vì giá trị dinh dưỡng cao của nó như "cây thần diệu", "cây kỳ quan" , "cây vạn năng" ,...
    ✔ Các bộ phận của chùm ngây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin, nhiều hợp chất phenol và nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Nghiên cứu cho thấy cây chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống ôxi hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, chống nấm.
    ✔ Lá cây chùm ngây chứa nhiều dưỡng chất hơn cả quả và hoa, tính theo trọng lượng, trong đó vitamin C hơn cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 3 lần cải bó xôi, đạm nhiều gấp đôi sữa chua và potassium gấp 3 lần trái chuối.
    ✔ Rau chùm ngây là nguồn thức ăn tốt cho trẻ sơ sinh và bà mẹ vừa mới sinh con, là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba.


    CÁCH DÙNG RAU CHÙM NGÂY NHƯ THẾ NÀO?
    ✔ Lá: nấu canh với thịt, tôm, nấm hoặc nấu suông (mùi vị tương tự rau ngót), trộn salad, ăn sống, xào thịt, trứng, xay nhuyễn thành nước sinh tố. Lá chùm ngây phơi khô tán bột có thể để rất lâu mà không mất dinh dưỡng, sử dụng cho nhiều món ăn như cháo, bột trẻ em, nhào bột bánh, pha nước uống.
    ✔ Hoa: có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, dùng để làm rau hoặc phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một loại trà.
    ✔ Trái non: dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây. Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng.
    ✔ Rễ non: ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt.
    Tuy nhiên tương tự rau ngót, lô hội, phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây do trong rau chùm ngây có alpha – sitosterol gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Phụ nữ có thai giai đoạn đầu tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây để giữ an toàn cho thai nhi và mẹ nhé!

    2. CẢI BÓ XÔI
    Loại thực phẩm thứ 2 trong list những "siêu thực phẩm mà Giỏ Xanh muốn chia sẻ chính là Cải bó xôi ạ!
    Cải bó xôi (spinach) hay còn được gọi với các tên gọi khác như: Rau chân vịt, rau pố xôi, bố xôi, rau nhà chùa, bắp xôi, rau bina thuộc họ Dền, có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Cải bó xôi không những là một món ăn ngon mà còn có tác dụng rất “thần kỳ” trong y học để phòng và chữa nhiều bệnh mà ít ai biết được: Cải bó xôi có tác dụng bổ huyết, thông tiện, giúp tiêu hóa nhanh hơn, bảo vệ lớp niêm mạc tiêu hóa tránh vi khuẩn và chất độc tấn công, làm giảm biến chứng đái tháo đường,...Cải bó xôi có thể hấp, luộc, xào, nấu canh với tôm, thịt ăn rất ngon và nhiều dinh dưỡng....


    ✔ Cải bó xôi chứa hơn 35 loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất. Ngoài ra, loại rau này là một nguồn axit béo thực vật omega 3 dồi dào.
    ✔ Nghiên cứu cho thấy trong cải bó xôi chứa hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau, có chức năng như chất chống viêm và chống ung thư, đặc biệt là ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt.
    ✔ Các khoáng chất trong rau chân vịt giúp kiềm hóa, cân bằng chế độ ăn uống axit cao, giúp hạn chế béo phì.
    ✔Các carotenoid được tìm thấy trong rau chân vịt bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
    ✔Một chén rau chân vịt tươi (hoặc 1/6 cốc rau chân vịt nấu chín) chứa hai lần nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn. Vitamin K cùng với canxi và magiê có trong rau chân vịt giúp bạn có hệ xương chắc khỏe.

    CÁCH DÙNG:
    Cải bó xôi có thể ép tươi lấy nước uống, hấp, luộc, xào, nấu canh với tôm, thịt ăn rất ngon và nhiều dinh dưỡng....
    Tuy nhiên, người bị sỏi thận, lao phổi, lạnh bụng không nên ăn cải bó xôi nhiều. Khi chế biến, nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.
    3. CẢI XOĂN - KALE
    Nằm thứ 3 trong danh sách chính là cải xoăn (kale) ạ. Biểu tượng cảm xúc grin
    Cải xoăn là loại thực vật thuộc họ súp lơ và bắp cải, là một trong những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong các loại rau, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm đẹp mà không nhiều người biết đến.



    ✔ Cải xoăn chứa hàm lượng canxi nhiều hơn sữa, nhiều vitamin gấp 10 lần rau cải thông thường và nhiều chất sắt hơn cả thịt bò!
    ✔ Cải xoăn có chứa nhiều vitamin A, C và K cùng lutein, sắt và chất chống oxy hóa: Vitamin K trong cải xoăn giúp giảm quầng thâm dưới mắt, siết chặt làn da, làm giảm các nếp nhăn, giảm sưng tấy và liền sẹo cho các vết thương; Lutein chống oxy hóa tự nhiên, thúc đẩy sản xuất collagen, giúp da khỏe mạnh và căng sáng; Vitamin A và các chất chống oxy hóa giúp phục hồi tế bào da và ngăn chặn thiệt hại của các gốc tự do.
    ✔ Cải xoăn cũng được biết đến với chức năng giải độc và giúp da giữ nước, làm sạch lỗ chân lông khiến làn da khỏe mạnh, tươi sáng.
    ✔ Loại rau này chứa các chất chống oxy hóa maempferol có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
    ✔ Cải xoăn được coi như một chất làm sạch cơ thể tự nhiên bởi nó có tác dụng đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể của bạn. Ngoài ra, nó giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường năng lượng.
    ✔Cải xoăn có tỉ lệ chất xơ rất cao nhưng lại ít calo và không chứa chất béo. Một chén cải xoăn chỉ có 40 calo và 0g chất béo nhưng cung cấp tới 5g chất xơ. Vì vậy, cải xoăn rất tốt cho việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn. Nếu có ý định giảm cân, bạn cũng nên bổ sung loại rau này vào chế độ ăn hàng ngày.
    ✔ Ngoài những lợi ích kể trên, cải xoăn còn giàu canxi giúp hệ xương chắc khỏe và hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Cải xoăn thậm chí còn cung cấp nhiều canxi hơn sữa tươi. Chúng giúp ngăn ngừa tình trạng suy giảm xương và duy trì quá trình trao đổi chất hiệu quả.

    Bạn có thể ép lấy nước uống hoặc chế biến thành các món salad, xào, bổ sung vào thực đơn hàng ngày để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả gia đình. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với liều lượng phù hợp, không nên quá lạm dụng để tránh các tác dụng trái chiều!
    4. CẢI XOONG - WATERCRESS
    Cải xoong có nguồn gốc ở châu Âu và Trung Á, còn được gọi là đậu ban thái, thủy điều thái, tây dương thái...được trồng làm rau ăn với nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

    ✔ Cải xoong chứa nhiều, sắt, canxi, ma-giê, mangan, kẽm và kali, axít folic cùng với các vitamin A,B6, E, K và C,...có tác dụng khai vị, bổ, kích thích tiêu hóa, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, chống thiếu máu , chống bệnh hoại huyết, lọc máu, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị ho, làm ra mồ hôi, trị giun và giải độc nicotin.
    ✔ Nhờ glucosinolates và khả năng làm tăng mức độ chất kháng oxy hóa trong máu và bảo vệ DNA, chống lại những tổn thương do các chất độc hại gây ra, cải xoong có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở phụ nữ, đồng thời ngăn chặn sự khuếch tán (di căn) các tế bào ung thư sang các cơ quan khác.
    ✔ Nhóm carotenoid trong cải xoong cung cấp nhiều lutein và zeaxantin, là chất chống oxy hóa cực mạnh, đặc biệt có lợi cho đôi mắt và trái tim.
    ✔ Có thể dùng cải xoong tươi ăn sống như xà lách, hoặc giã ra lấy nước cốt uống, lấy dịch xoa để chữa bệnh ngoài da: Eczema, ghẻ, hắc lào, rụng tóc , bệnh về da đầu, vết thương, ung nhọt, mụn tràng nhạc, lở loét, đau răng, viêm lợi.
    ✔ Nóng bức mùa hè, người mệt, hắt hơi, dùng cải xoong, một nắm (60g), rửa sạch, vò hay giã nát, thêm nước, lọc và pha đường uống giúp thanh huyết, giải nhiệt.
    ✔ Dùng cải xoong tươi giã nát lấy nước cốt uống, hoặc dùng một nắm cải xoong, 3 củ hành tây, 2 củ cải cho vào 1 lít nước, sắc lấy nước uống ngày 1 lần hàng ngày giữa các bữa ăn trị giun, giải độc, lợi tiểu.
    Tuy nhiên, không nên ăn quá 100 g/lần trong thời gian dài để tránh đau bụng, bàng quang khó chịu hoặc tổn thương tới thận. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không ăn quá nhiều cải xoong vì nó có thể gây sẩy thai. Khi dùng cải xoong trong bữa ăn hàng ngày cần rửa thật sạch và ngâm nước muối để tránh bị nhiễm giun, sán.
    5. BÔNG CẢI XANH - BROCCOLI
    ✔ Bông cải xanh từ lâu được coi là siêu thực phẩm đối với sức khỏe của con người, có giá trị dinh dưỡng rất lớn, là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C, E, K, B6, folate, Kali, mangan.



    ✔ Chất antioxidant và isothiocyanates có trong bông cải xanh được xem là phương thuốc tự nhiên diệu kì ngăn chặn sự tấn công của ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da, ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư phổi.
    ✔ Bông cải xanh là nguồn cung cấp crom dồi dào, loại chất giúp điều tiết insulin, từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
    ✔ Sắt và axít folic được tìm thấy trong bông cải xanh giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
    ✔ Bông cải xanh rất giàu vitamin C, chất dinh dưỡng thiết yếu giúp duy trì và tăng cường hệ thống miễn dịch.
    ✔ Bông cải xanh là loại thực phẩm giàu axít folic giúp ngăn ngừa khuyết tật thần kinh ở thai nhi như tật nứt đốt sống, đảm bảo sức khỏe thai nhi.
    ✔ Bông cải xanh cũng có đặc tính chống lão hóa, vì vậy mà chúng là loại thực phẩm giúp làm chậm quá trình lão hóa cơ thể.
    ✔ Bông cải xanh rất giàu chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón.

    ✔ Bông cải xanh có rất nhiều crom, chất xơ và kali là những loại khoáng chất cần thiết giúp giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp.
    ✔ Beta-carotene có trong bông cải xanh đặc biệt tốt cho sức khỏe của đôi mắt, giúp mắt chống lại căn bệnh thoái hóa điểm vàng và ngăn ngừa việc đục thủy tinh thể.
    ✔ Bông cải xanh rất giàu canxi, magiê, kẽm và phốt pho, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
    ✔ Carotenoid lutein có trong bông cải xanh có thể ngăn ngừa sự dày lên của các động mạch ở tim, do đó làm giảm nguy cơ bệnh tim đặc biệt là đột quỵ.
    ✔ Bông cải xanh có chứa lượng calo thấp, giúp giảm cân hiệu quả.

    Trên đây là danh sách 5 loại rau được cho là "siêu thực phẩm" bổ dưỡng mà Giỏ Xanh đã tìm hiểu và tổng hợp lại. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc!

    Wednesday, May 4, 2016

    CÁCH NHẬN BIẾT RAU AN TOÀN, RAU HỮU CƠ VỚI CÁC LOẠI RAU THƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?


    Rau sạch, rau an toàn, rau hữu cơ,... giống nhau hay khác nhau? Và các loại này thì khác rau thường ở điểm nào? Làm sao để phân biệt?



    Rau an toàn hay còn gọi là rau sạch.
    Rau an toàn ( rau sạch) là tên gọi tắt của các loại rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đó là những loại rau, củ, quả có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.
    Rau được coi là rau an toàn khi các chất sau đây chứa trong rau không vượt quá tiêu chuẩn cho phép:
    1. Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, thuốc cỏ).
    2. Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng.
    3. Dư lượng đạm nitrat (NO3).
    4. Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng...). 
    Dư lượng đạm nitrat và các kim loại nặng thường không gây hại tức thời mà được tích lũy nhiễm độc theo thời gian, là tác nhân chính dẫn đến bệnh ung thư.
    Dư lượng thuốc hóa học thường hay gặp do việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bệnh không hợp lý, dư lượng vi sinh vật, ký sinh trùng trong rau có thể là do sử dụng phân người, phân gia súc tươi để bón cho rau.



    Rau hữu cơ là gì?
    Rau hữu cơ là loại rau canh tác trong điều kiện:
    - Không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật
    - Không sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng
    - Không sử dụng thuốc diệt cỏ
    - Không sử dụng sản phẩm biến đổi gen
    - Rau được trồng trong một hệ sinh thái đảm bảo, không được gần các nhà máy công nghiệp, không gần quốc lộ, vùng đất và nguồn nước sử dụng trong quá trình canh tác phải có dư lượng kim loại và các chất độc tự nhiên thấp.

    Cách nhận biết rau hữu cơ, rau an toàn với các loại rau thường khác:
    Dấu hiệu 1: Màu
    Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học.
    Rau có màu xanh đậm thường là màu xanh do dư đạm nitrat, không tốt cho sức khỏe người sử dụng.
    Dấu hiệu 2: Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận
    Một đặc điểm để phân biệt rau hữu cơ với các loại rau thường là độ dày của lá. Lá rau hữu cơ thường dày hơn, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.
    Dấu hiệu 3Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc
    Rau hữu cơ thường rất giòn, trong khi các loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng thường mềm, yểu, thân rau hữu cơ rắn chắc nhưng không bóng mượt.
    Dấu hiệu 4: Lâu héo, rất dễ bảo quản
    Cây rau hữu cơ lâu héo, không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh, nếu để ở nhiệt độ phòng có thể giữ được vài ngày. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. 
    Còn rau sử dụng nhiều chất hóa học trong quá trình canh tác sẽ bị hỏng khi phun nước.
    Dấu hiệu 5: Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)
    Khi ăn, rau hữu cơ thường có vị ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.
    Tuy nhiên rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường.

    Cách nhận biết cụ thể cho từng loại rau:
    Rau cải thông thường
     Rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat sẽ non mơn mởn, lá xanh ngắt, rất ít hoặc hầu như không có dấu vết của sâu bọ, phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường.
    Vì vậy, đừng ham cái đẹp mã mà chọn phải rau nhiễm độc ạ!
    Rau muống thông thường
    Các loại rau muống được bón nhiều đạm hoặc trồng ở chỗ nhiễm nhiều kim loại nặng sẽ có thân rau to, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.
    Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát ngay sau khi ăn. Nhẹ thì nó sẽ làm cho người ăn có cảm giác rất khó chịu. Nặng thì sẽ dẫn đến đau bụng.

    Rau cần thông thường
    Rau cần thân to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen... là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá. 
    Mướp đắng
    Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả mướp đắng nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi. Bên cạnh đó những quả mướp đắng phình to ra, nhìn trông rất bắt mắt nhưng khi cân lên thì trọng lượng trái hầu như nhẹ hơn những trái gầy tốp. Đó là do sử dụng chất kích thích tăng trưởng nhiều. Những loại trái này khi nấu không tạo ra vị đắng tự nhiên. Khi ăn cũng không có cảm giác đắng lâu trong miệng.
    Giá đỗ: những cọng giá tròn lẳn, thân trắng nõn, ít rễ là giá được ngâm ủ qua một công nghệ "kinh dị": khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường. Loại giá này khi xào sẽ có nước đục, ăn không ngon và dễ gây độc hại
    Các loại quả đậu (Đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván...)
    Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá.
    Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.

    Người tiêu dùng nên tìm hiểu kĩ, phân biệt rõ các loại rau củ quả trước khi mua để tránh mua phải các loại rau củ quả bẩn, nhiễm độc, gây hại cho sức khỏe.